Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường PTDTBTTHCS Suối Lư

NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM NỔI TIẾNG

Thứ bảy - 31/10/2020 09:34
NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM NỔI TIẾNG
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ra đời trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt chiều dài lịch sử 90 năm, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một tổ chức chính trị - xã hội lớn mạnh, rộng khắp, vận động, tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia tích cực và đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2020), cùng nhau điểm tên những người phụ nữ đã góp công làm rạng danh đất nước. Đất nước ta không thiếu những người phụ nữ anh dũng, chịu thương, chịu khó, những người mẹ thầm chôn giấu nỗi đau mất chồng mất con để tiếp tục lặng lẽ hi sinh cho hòa bình độc lập tự do của đất nước, những cô gái chưa kịp hưởng tuổi thanh xuân đã quên mình đi giao liên, du kích đúng như câu nói: “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.
 
Nữ vương đầu tiên trong lịch sử (ảnh 1)
a1
Hai Bà Trưng trong tranh dân gian Đông Hồ. (ảnh 1)
Danh hiệu này dành cho hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, hai người phụ nữ anh hùng, đã quả cảm phát động và lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, vùng lên đập tan chính quyền đô hộ của nhà Đông Hán, xưng vương và lập nên nền độc lập tự chủ trong vòng ba năm sau hơn 200 năm đắm chìm dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. 
a2
Nữ hoàng duy nhất và trẻ nhất trong lịch sử (ảnh 2)


Tượng thờ Lý Chiêu Hoàng ở đền Rồng, Bắc Ninh. (ảnh 2)
 
Lý Chiêu Hoàng (còn gọi là Phật Kim hay Chiêu Thánh) trở thành nữ hoàng duy nhất và trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam. Năm 1224, bà được vua cha Lý Huệ Tông truyền ngôi, lúc này bà mới lên 6 tuổi và đến năm 1226 thì nhường lại ngôi cho chồng là Trần Cảnh, lập ra nhà Trần.
 
a3
Ỷ Lan Nguyên Phi (ảnh 3)


Ỷ Lan (Hán tự: 倚蘭;1044–1117) là vợ vua Lý Thánh Tông trong lịch sử Việt Nam. (ảnh 3)
       Vua ngự giá đến trang Thổ Lỗi, thấy một cô thôn nữ xinh đẹp vẫn điềm nhiên hái dâu bên cạnh gốc lan. Lý Thánh Tông lấy làm lạ, cho người gạn hỏi. Người con gái đối đáp thông minh, cử chỉ đoan trang dịu dàng. Đó chính là Yến Loan. Vua truyền lệnh tuyển cô gái ấy vào cung, rước về Lan Cung thuộc đất làng Kim Cổ, huyện Thọ Xương của kinh thành Thăng Long. Lý Thánh Tông phong Yến Loan là Ỷ Lan phu nhân, cũng có ý kỷ niệm hình ảnh cô gái đứng tựa bên gốc lan. 
        Bà có rất nhiều đóng góp tích cực vào cơ nghiệp của nhà Lý.Ỷ Lan đã hai lần làm nhiếp chính. Năm Kỷ Dậu 1069, Lý Thánh Tông thân chinh cùng Lý Thường Kiệt mang quân đi đánh Chiêm Thành, trao quyền nhiếp chính cho Ỷ Lan. Cũng năm ấy, nước Đại Việt không may bị lụt lớn, mùa màng thất bát, nhiều nơi sinh loạn. Nhưng nhờ có kế sách trị nước đúng đắn, quyết đoán táo bạo, loạn lạc đã được dẹp yên, dân đói đã được cứu sống. Cảm cái ơn ấy, cũng là cách suy tôn một tài năng, nhân dân đã tôn thờ Ỷ Lan là Quan Âm Nữ, lập bàn thờ Ỷ Lan. Năm Nhâm Tý 1072, Lý Thánh Tông đột ngột qua đời, hoàng thái tử Lý Càn Đức mới 7 tuổi lên nối ngôi (tức hoàng đế Lý Nhân Tông), bà được tôn làm Hoàng thái phi, rồi Hoàng thái hậu. Triều đình rối ren, Ỷ Lan đã coi triều chính, điều khiển cả quốc gia, cùng tể tướng Lý Thường Kiệt chủ trương đánh quân Tống xâm lược. Hai lần quân Tống sang xâm lược (1075 và 1077), vua Lý Nhân Tông chưa quá 10 tuổi, Ỷ Lan đã bỏ qua hiềm khích cũ, điều Lý Đạo Thành từ Nghệ An về, trao lại chức Thái sư, cùng Lý Đạo Thành lo việc binh lương chuyển ra tiền tuyến.
Là người rất am hiểu và hâm mộ đạo Phật, Hoàng Thái hậu Ỷ Lan có công xây dựng hàng trăm ngôi chùa. Chính nhờ câu chuyện giữa bà và các vị sư thời Lý , mà đến nay mới biết được gốc tích sự truyền bá đạo Phật vào Việt Nam.
Đền thờ được xây dựng từ cuối thế kỷ XI, là nơi phụng thờ bà ngay trên quê hương của mình. Đền có kiến trúc theo lối cung đình thời Lý, có 72 cửa, thuộc loại cổ nhất nước ta, cách không xa đền phía tay phải có chùa mang tên: “Linh Nhân tư Phúc Tự” do chính Linh Nhân Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan xây dựng cùng với hàng trăm ngôi chùa khác, được khánh thành tháng 03 năm Ất Mùi (1115). Hàng năm cứ vào dịp từ 19 đến 21 tháng 2 âm lịch, du khách thập phương lại hành hương về Dương Xá tham dự lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày Nguyên phi Ỷ Lan đăng quang và ngày 24, 25 tháng 7 âm lịch, ngày mất của bà. Tất cả cùng về thắp hương tưởng niệm, nhớ về người phụ nữ có tài kinh bang tế thế, từng đã 2 lần nhiếp chính trông coi việc nước mà người phụ nữ đã nổi danh trong lịch sử nước nhà.
Không chỉ giỏi đánh giặc, phụ nữ Việt Nam còn giỏi trị quốc. Đó là hình ảnh của Nguyên phi, Hoàng thái hậu Ỷ Lan (1044-1117) – một trong những danh nhân huyền thoại của dân tộc Việt Nam bởi có tài trị nước xuất chúng. 
 
Nữ tướng Bùi Thị Xuân
Theo sách Danh tướng Việt Nam, Bùi Thị Xuân người làng Xuân Hòa, huyện Bình Khê (nay thuộc tỉnh Bình Định), sinh năm nào chưa rõ. Bà là vợ của Thiếu phó Trần Quang Diệu, vì thế người đời vẫn thường gọi là bà Thiếu phó.
Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm
Đoàn Thị Điểm (1705-1748), hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả và dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã viết về bà: “Những câu thơ đẹp và bậc nhất trong thơ Việt Nam đã được viết ra từ ngọn bút của người phụ nữ tài hoa lỗi lạc này”.
 
Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân (ảnh 4)
a4
(ảnh 4)
Trong lịch sử Việt Nam, có một nhân vật nữ nổi tiếng, được sử sách nhắc nhiều nhất là công chúa Lê Ngọc Hân (1770 – 1799) – con gái thứ 9 của vua Lê Hiển Tông và đồng thời là Bắc cung hoàng hậu của Hoàng đế Quang Trung.Vì giỏi văn thơ, Ngọc Hân được Nguyễn Huệ yêu say đắm. Nguyễn Huệ cũng được Ngọc Hân xem như một vĩ nhân hiếm có. Không chỉ yêu vì nết, Nguyễn Huệ còn trọng Ngọc Hân vì tài, nên giao coi giữ các văn thư trọng yếu, phong cho chức nữ học sĩ, dạy dỗ các con cái và các cung nữ. Tuy nhiên, trong thực tế, Ngọc Hân còn trở thành người cộng sự đắc lực, tin cẩn về lĩnh vực văn hóa, giáo dục cho chồng; đồng thời khuyên giải cho chồng trong nhiều việc hệ trọng khác như khuyên chồng chấm dứt cuộc xung đột với Nguyễn Nhạc…
 
Bác Huệ Thái Hoàng Thái hậu Từ Dụ (ảnh 5)
a5 (ảnh 5)
Nói về công đức của Từ Dụ Bác huệ Khang thọ Thái Hoàng Thái hậu, triều đình nhà Nguyễn thời Tự Đức có dâng bài Tụng biểu dương đức tốt của Bà gồm 82 đoạn, mỗi đoạn thường là một bài ngũ ngôn tứ tuyệt. Xin trích một đoạn nói về đức độ của bà như sau:
“Ưa trung trực liêm chính,
Ghét tham ô gian tà,
Lòng nhân thương kẻ khó,
Ghét du đãng xa hoa”. (Đại Nam liệt truyện)
Ngày nay, Bệnh viện phụ sản Sàigòn mang tên “Từ Dũ” là để ghi nhớ công đức của bà.

Nam Phương Hoàng hậu của vương triều Nguyễn là bà Maria Thérésa Nguyễn Hữu Thị Lan (1914 – 1963) (ảnh 6)
a6
(ảnh 6)
1. Nam Phương là bà Hoàng Tây học đầu tiên của triều Nguyễn, song bà vẫn là dâu hiền của một vương triều phương Đông, cùng với bộ Lễ, bà lo tròn việc lễ tiết, cúng kỵ, thăm hỏi trong triều nội, hoàn tất chu toàn mọi việc của gia đình với vai trò một người mẹ.
2. Nam Phương là bà Hoàng đầu tiên xuất cung tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện như: thăm cô nhi viện, trường học, nữ công học hội, phát phần thưởng cho các học sinh giỏi… Nhờ đó, bà không những nổi tiếng ở Việt Nam mà nhiều tổ chức Quốc tế biết đến.
3. Nam Phương là đệ nhất phu nhân đầu tiên của nước ta cùng nhà vua đón tiếp khách quốc tế.
4. Nam Phương là phụ nữ Thiên Chúa giáo đầu tiên ở nước ta ở ngôi vị Hoàng hậu.
 
Phụ nữ đầu tiên làm chủ bút một tờ báo (ảnh 7)
Sương Nguyệt Anh tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Khuê (1864 – 1921) là con thứ tư của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Bà là người phụ nữ đầu tiên làm chủ bút một tờ báo.
a7
(ảnh 7)
Nữ chiến sĩ cộng sản Việt Nam đầu tiên (ảnh 8)
a8
(ảnh 8)
Nguyễn Thị Minh Khai là nữ chiến sĩ tiền bối của phong trào cộng sản Việt Nam. Cô sinh năm 1910 tại Vinh (Nghệ An), năm 1927 gia nhập Tân Việt cách mạng Đảng.
Năm 1929 thoát ly gia đình đi hoạt động cách mạng ở Trung Hoa. Năm 1935 vào học trường Đại học Phương Đông tại Liên Xô cũ, cùng với Lê Hồng Phong là đại biểu chính thức của Đảng Cộng sản Đông Dương tham dự Đại hội VII Quốc tế cộng sản. Năm 1937, cô về nước hoạt động. Sau khi Khởi nghĩa Nam kỳ thất bại, cô bị giặc Pháp bắt năm 1940 và bị thực dân Pháp kết án tử hình và bị xử bắn tại Ngã ba Giồng, Hóc Môn năm 1941.


Nữ anh hùng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam (ảnh 9)
http://www.hotel24h.com.vn
(ảnh 9)
Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930. Trong kháng chiến chống Pháp, bà đã xây dựng và chỉ huy đội nữ du kích Tán Thuật (Thái Bình). Hoạt động hiệu quả, táo bạo dũng cảm, nổi tiếng với chiến tích “tay không bắt giặc”, bà được tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương chiến công và năm 1952 được phong là nữ Anh hùng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam.

Nữ đại tá tình báo giỏi nhất (ảnh 10)
  http://www.hotel24h.com.vn
(ảnh 10)
Danh hiệu trên được dành cho đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang Đinh Thị Vân (1916-1995), người tổ chức và điều hành mạng lưới tình báo tại Sài Gòn trong kháng chiến chống Mỹ.
Với tính cách thông minh, nhanh nhẹn, kiên trung, xây dựng được mạng lưới tình báo vững chắc, bà đã cung cấp kịp thời cho Trung ương Đảng nhiều tin tức về các cuộc càn quét của Mỹ ngụy vào đầu não kháng chiến của ta ở miền Đông Nam bộ. Hệ thống tình báo của bà phục vụ đắc lực cho các kế hoạch tấn công của quân đội ta từ Tết Mậu Thân 1968 đến khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng năm 1975.

Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang trẻ nhất (ảnh 11)
http://www.hotel24h.com.vn
Tượng đài chị Sáu ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu. (ảnh 11)
Chị Võ Thị Sáu (1933-1952) xứng đáng với danh hiệu này. Ngay từ năm 15 tuổi, chị đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Tháng 5/1950, bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, giặc đày chị ra Côn Đảo và hành quyết. Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
 
Nữ tướng duy nhất của Việt Nam ở thế kỷ XX (ảnh 12)
http://www.hotel24h.com.vn
(ảnh 12)
Bà Nguyễn Thị Định vá áo cho chiến sĩ trong chiến khu đông nam bộ năm 1968.
Bà Nguyễn Thị Định (1920 - 1992), sinh ra tại tỉnh Bến Tre. Năm 1974 là Thiếu tướng, Phó tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, bà là nữ Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước đầu tiên của Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
 
Người sinh viên yêu nước can đảm (ảnh 13)
http://www.hotel24h.com.vn
(ảnh 13)
Đây là hình ảnh của người sinh viên yêu nước, chiến sĩ biệt động Võ Thị Thắng với “Nụ cười chiến thắng” nổi tiếng tại phiên tòa của Mỹ ngụy năm 1968.
Võ Thị Thắng trước 1975 là sinh viên Sài Gòn, tham gia đấu tranh biểu tình chống chính quyền bị bắt và bị kết án 20 năm tù. Khi bị kết án Võ Thị Thắng có nói một câu được cho là rất nổi tiếng đó là "...tôi chỉ sợ chính quyền của các ông không tồn tại nổi đến khi tôi mãn hạn tù". Khi Võ Thị Thắng bị dẫn giải về nhà lao, có nhà báo đã chụp được bức ảnh Võ Thị Thắng mỉm cười đứng giữa hai lính dẫn giải.

 

 Người từng vinh dự nhận được giải thưởng Kovalevskaia năm 2002.(ảnh 14)
http://www.hotel24h.com.vn
GS, TS NGND Ngô Kiều Nhi, người từng vinh dự nhận được giải thưởng Kovalevskaia năm 2002. (ảnh 14)

Phụ nữ nhận Huân chương mặt trời mọc của Nhật Bản (ảnh 15)
http://www.hotel24h.com.vn
(ảnh 15)
NSND Chu Thuý Quỳnh, Cánh chim không mỏi của làng múa Việt Nam. Người từng được nhận Huân chương mặt trời mọc của Nhật Bản cho những cống hiến không mỏi mệt trong việc tăng cường mối quan hệ hữu nghị Việt – Nhật. NSND Chu Thuý Quỳnh là người có vinh dự nhận được giải thưởng này sau nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải và nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan.

Phụ nữ đầu tiên giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên minh châu Âu và một số quốc gia khác: (ảnh 16)
http://www.hotel24h.com.vn
(Ảnh 16)
Bà Tôn Nữ Thị Ninh, Người từng giữ vị trí Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên minh châu Âu và một số quốc gia khác như: Bỉ, Hà Lan… Bà cũng từng là Phó chủ nhiệm uỷ ban đối ngoại Quốc hội Việt Nam đồng thời cũng từng giữ một vị trí quan trọng trong Uỷ ban Trung ương hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

 (ảnh 17)
http://www.hotel24h.com.vn
Anh hùng lao động Cù Thị Hậu, người từng giữ chức vụ Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (ảnh 17)

 
(ảnh 18)
www.hotel24h.com.vn
Anh hùng châu Á năm 2004 Phạm Thị Huệ. (ảnh 18)
 Người bệnh nhân HIV với những hoạt động không biết mỏi mệt trong phòng chống HIV, AIDS và giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ, chị vinh dự được tạp chí Time của Mỹ bình chọn là Anh hùng châu Á vào tháng 10/2004.
 
www.hotel24h.com.vn
(ảnh 19)
Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, nhà chính trị nổi tiếng của Việt Nam, người từng giữ vai trò Bộ trưởng bộ ngoại giao Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền nam Việt Nam, Trưởng phái đoàn Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam, tham gia Hội nghị 4 bên về hòa bình cho Việt Nam tại Paris trong giai đoạn 1968-1973. Bà là 1 trong những người đại diện các bên ký hiệp định Paris năm 1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút kí vào Hiệp định lịch sử này.
90 mùa thu qua, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ngày càng lớn mạnh, với nhiều phong trào thi đua yêu nước sâu sắc và các chương trình, đề án có hiệu quả, tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia vào tổ chức Hội, hướng dẫn phụ nữ phát huy truyền thống tốt đẹp phấn đấu rèn luyện phẩm chất “Tự tin – tự trọng – trung hậu - đảm đang”, xây dựng người phụ nữ Việt Nam yêu nước có tri thức, có sức khoẻ, càng năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng, tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ra đời trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt chiều dài lịch sử 90 năm, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một tổ chức chính trị - xã hội lớn mạnh, rộng khắp, vận động, tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia tích cực và đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2020), cùng nhau điểm tên những người phụ nữ đã góp công làm rạng danh đất nước. Đất nước ta không thiếu những người phụ nữ anh dũng, chịu thương, chịu khó, những người mẹ thầm chôn giấu nỗi đau mất chồng mất con để tiếp tục lặng lẽ hi sinh cho hòa bình độc lập tự do của đất nước, những cô gái chưa kịp hưởng tuổi thanh xuân đã quên mình đi giao liên, du kích đúng như câu nói: “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.
 
Nữ vương đầu tiên trong lịch sử (ảnh 1)
http://www.hotel24h.com.vn
Hai Bà Trưng trong tranh dân gian Đông Hồ. (ảnh 1)
Danh hiệu này dành cho hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, hai người phụ nữ anh hùng, đã quả cảm phát động và lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, vùng lên đập tan chính quyền đô hộ của nhà Đông Hán, xưng vương và lập nên nền độc lập tự chủ trong vòng ba năm sau hơn 200 năm đắm chìm dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. 


Nữ hoàng duy nhất và trẻ nhất trong lịch sử (ảnh 2)
http://www.hotel24h.com.vn
Tượng thờ Lý Chiêu Hoàng ở đền Rồng, Bắc Ninh. (ảnh 2)
 
Lý Chiêu Hoàng (còn gọi là Phật Kim hay Chiêu Thánh) trở thành nữ hoàng duy nhất và trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam. Năm 1224, bà được vua cha Lý Huệ Tông truyền ngôi, lúc này bà mới lên 6 tuổi và đến năm 1226 thì nhường lại ngôi cho chồng là Trần Cảnh, lập ra nhà Trần.
 
Ỷ Lan Nguyên Phi (ảnh 3)
http://www.hotel24h.com.vn
Ỷ Lan (Hán tự: 倚蘭;1044–1117) là vợ vua Lý Thánh Tông trong lịch sử Việt Nam. (ảnh 3)
       Vua ngự giá đến trang Thổ Lỗi, thấy một cô thôn nữ xinh đẹp vẫn điềm nhiên hái dâu bên cạnh gốc lan. Lý Thánh Tông lấy làm lạ, cho người gạn hỏi. Người con gái đối đáp thông minh, cử chỉ đoan trang dịu dàng. Đó chính là Yến Loan. Vua truyền lệnh tuyển cô gái ấy vào cung, rước về Lan Cung thuộc đất làng Kim Cổ, huyện Thọ Xương của kinh thành Thăng Long. Lý Thánh Tông phong Yến Loan là Ỷ Lan phu nhân, cũng có ý kỷ niệm hình ảnh cô gái đứng tựa bên gốc lan. 
        Bà có rất nhiều đóng góp tích cực vào cơ nghiệp của nhà Lý.Ỷ Lan đã hai lần làm nhiếp chính. Năm Kỷ Dậu 1069, Lý Thánh Tông thân chinh cùng Lý Thường Kiệt mang quân đi đánh Chiêm Thành, trao quyền nhiếp chính cho Ỷ Lan. Cũng năm ấy, nước Đại Việt không may bị lụt lớn, mùa màng thất bát, nhiều nơi sinh loạn. Nhưng nhờ có kế sách trị nước đúng đắn, quyết đoán táo bạo, loạn lạc đã được dẹp yên, dân đói đã được cứu sống. Cảm cái ơn ấy, cũng là cách suy tôn một tài năng, nhân dân đã tôn thờ Ỷ Lan là Quan Âm Nữ, lập bàn thờ Ỷ Lan. Năm Nhâm Tý 1072, Lý Thánh Tông đột ngột qua đời, hoàng thái tử Lý Càn Đức mới 7 tuổi lên nối ngôi (tức hoàng đế Lý Nhân Tông), bà được tôn làm Hoàng thái phi, rồi Hoàng thái hậu. Triều đình rối ren, Ỷ Lan đã coi triều chính, điều khiển cả quốc gia, cùng tể tướng Lý Thường Kiệt chủ trương đánh quân Tống xâm lược. Hai lần quân Tống sang xâm lược (1075 và 1077), vua Lý Nhân Tông chưa quá 10 tuổi, Ỷ Lan đã bỏ qua hiềm khích cũ, điều Lý Đạo Thành từ Nghệ An về, trao lại chức Thái sư, cùng Lý Đạo Thành lo việc binh lương chuyển ra tiền tuyến.
Là người rất am hiểu và hâm mộ đạo Phật, Hoàng Thái hậu Ỷ Lan có công xây dựng hàng trăm ngôi chùa. Chính nhờ câu chuyện giữa bà và các vị sư thời Lý , mà đến nay mới biết được gốc tích sự truyền bá đạo Phật vào Việt Nam.
Đền thờ được xây dựng từ cuối thế kỷ XI, là nơi phụng thờ bà ngay trên quê hương của mình. Đền có kiến trúc theo lối cung đình thời Lý, có 72 cửa, thuộc loại cổ nhất nước ta, cách không xa đền phía tay phải có chùa mang tên: “Linh Nhân tư Phúc Tự” do chính Linh Nhân Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan xây dựng cùng với hàng trăm ngôi chùa khác, được khánh thành tháng 03 năm Ất Mùi (1115). Hàng năm cứ vào dịp từ 19 đến 21 tháng 2 âm lịch, du khách thập phương lại hành hương về Dương Xá tham dự lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày Nguyên phi Ỷ Lan đăng quang và ngày 24, 25 tháng 7 âm lịch, ngày mất của bà. Tất cả cùng về thắp hương tưởng niệm, nhớ về người phụ nữ có tài kinh bang tế thế, từng đã 2 lần nhiếp chính trông coi việc nước mà người phụ nữ đã nổi danh trong lịch sử nước nhà.
Không chỉ giỏi đánh giặc, phụ nữ Việt Nam còn giỏi trị quốc. Đó là hình ảnh của Nguyên phi, Hoàng thái hậu Ỷ Lan (1044-1117) – một trong những danh nhân huyền thoại của dân tộc Việt Nam bởi có tài trị nước xuất chúng. 
 
Nữ tướng Bùi Thị Xuân
Theo sách Danh tướng Việt Nam, Bùi Thị Xuân người làng Xuân Hòa, huyện Bình Khê (nay thuộc tỉnh Bình Định), sinh năm nào chưa rõ. Bà là vợ của Thiếu phó Trần Quang Diệu, vì thế người đời vẫn thường gọi là bà Thiếu phó.
Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm
Đoàn Thị Điểm (1705-1748), hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả và dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã viết về bà: “Những câu thơ đẹp và bậc nhất trong thơ Việt Nam đã được viết ra từ ngọn bút của người phụ nữ tài hoa lỗi lạc này”.
 
Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân (ảnh 4)
http://www.hotel24h.com.vn
(ảnh 4)
Trong lịch sử Việt Nam, có một nhân vật nữ nổi tiếng, được sử sách nhắc nhiều nhất là công chúa Lê Ngọc Hân (1770 – 1799) – con gái thứ 9 của vua Lê Hiển Tông và đồng thời là Bắc cung hoàng hậu của Hoàng đế Quang Trung.Vì giỏi văn thơ, Ngọc Hân được Nguyễn Huệ yêu say đắm. Nguyễn Huệ cũng được Ngọc Hân xem như một vĩ nhân hiếm có. Không chỉ yêu vì nết, Nguyễn Huệ còn trọng Ngọc Hân vì tài, nên giao coi giữ các văn thư trọng yếu, phong cho chức nữ học sĩ, dạy dỗ các con cái và các cung nữ. Tuy nhiên, trong thực tế, Ngọc Hân còn trở thành người cộng sự đắc lực, tin cẩn về lĩnh vực văn hóa, giáo dục cho chồng; đồng thời khuyên giải cho chồng trong nhiều việc hệ trọng khác như khuyên chồng chấm dứt cuộc xung đột với Nguyễn Nhạc…
 
Bác Huệ Thái Hoàng Thái hậu Từ Dụ (ảnh 5)
http://www.hotel24h.com.vn
 (ảnh 5)
Nói về công đức của Từ Dụ Bác huệ Khang thọ Thái Hoàng Thái hậu, triều đình nhà Nguyễn thời Tự Đức có dâng bài Tụng biểu dương đức tốt của Bà gồm 82 đoạn, mỗi đoạn thường là một bài ngũ ngôn tứ tuyệt. Xin trích một đoạn nói về đức độ của bà như sau:
“Ưa trung trực liêm chính,
Ghét tham ô gian tà,
Lòng nhân thương kẻ khó,
Ghét du đãng xa hoa”. (Đại Nam liệt truyện)
Ngày nay, Bệnh viện phụ sản Sàigòn mang tên “Từ Dũ” là để ghi nhớ công đức của bà.

Nam Phương Hoàng hậu của vương triều Nguyễn là bà Maria Thérésa Nguyễn Hữu Thị Lan (1914 – 1963) (ảnh 6)
http://www.hotel24h.com.vn
(ảnh 6)
1. Nam Phương là bà Hoàng Tây học đầu tiên của triều Nguyễn, song bà vẫn là dâu hiền của một vương triều phương Đông, cùng với bộ Lễ, bà lo tròn việc lễ tiết, cúng kỵ, thăm hỏi trong triều nội, hoàn tất chu toàn mọi việc của gia đình với vai trò một người mẹ.
2. Nam Phương là bà Hoàng đầu tiên xuất cung tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện như: thăm cô nhi viện, trường học, nữ công học hội, phát phần thưởng cho các học sinh giỏi… Nhờ đó, bà không những nổi tiếng ở Việt Nam mà nhiều tổ chức Quốc tế biết đến.
3. Nam Phương là đệ nhất phu nhân đầu tiên của nước ta cùng nhà vua đón tiếp khách quốc tế.
4. Nam Phương là phụ nữ Thiên Chúa giáo đầu tiên ở nước ta ở ngôi vị Hoàng hậu.
 
Phụ nữ đầu tiên làm chủ bút một tờ báo (ảnh 7)
Sương Nguyệt Anh tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Khuê (1864 – 1921) là con thứ tư của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Bà là người phụ nữ đầu tiên làm chủ bút một tờ báo.
http://www.hotel24h.com.vn
(ảnh 7)
Nữ chiến sĩ cộng sản Việt Nam đầu tiên (ảnh 8)
http://www.hotel24h.com.vn
(ảnh 8)
Nguyễn Thị Minh Khai là nữ chiến sĩ tiền bối của phong trào cộng sản Việt Nam. Cô sinh năm 1910 tại Vinh (Nghệ An), năm 1927 gia nhập Tân Việt cách mạng Đảng.
Năm 1929 thoát ly gia đình đi hoạt động cách mạng ở Trung Hoa. Năm 1935 vào học trường Đại học Phương Đông tại Liên Xô cũ, cùng với Lê Hồng Phong là đại biểu chính thức của Đảng Cộng sản Đông Dương tham dự Đại hội VII Quốc tế cộng sản. Năm 1937, cô về nước hoạt động. Sau khi Khởi nghĩa Nam kỳ thất bại, cô bị giặc Pháp bắt năm 1940 và bị thực dân Pháp kết án tử hình và bị xử bắn tại Ngã ba Giồng, Hóc Môn năm 1941.


Nữ anh hùng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam (ảnh 9)
http://www.hotel24h.com.vn
(ảnh 9)
Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930. Trong kháng chiến chống Pháp, bà đã xây dựng và chỉ huy đội nữ du kích Tán Thuật (Thái Bình). Hoạt động hiệu quả, táo bạo dũng cảm, nổi tiếng với chiến tích “tay không bắt giặc”, bà được tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương chiến công và năm 1952 được phong là nữ Anh hùng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam.

Nữ đại tá tình báo giỏi nhất (ảnh 10)
  http://www.hotel24h.com.vn
(ảnh 10)
Danh hiệu trên được dành cho đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang Đinh Thị Vân (1916-1995), người tổ chức và điều hành mạng lưới tình báo tại Sài Gòn trong kháng chiến chống Mỹ.
Với tính cách thông minh, nhanh nhẹn, kiên trung, xây dựng được mạng lưới tình báo vững chắc, bà đã cung cấp kịp thời cho Trung ương Đảng nhiều tin tức về các cuộc càn quét của Mỹ ngụy vào đầu não kháng chiến của ta ở miền Đông Nam bộ. Hệ thống tình báo của bà phục vụ đắc lực cho các kế hoạch tấn công của quân đội ta từ Tết Mậu Thân 1968 đến khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng năm 1975.

Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang trẻ nhất (ảnh 11)
http://www.hotel24h.com.vn
Tượng đài chị Sáu ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu. (ảnh 11)
Chị Võ Thị Sáu (1933-1952) xứng đáng với danh hiệu này. Ngay từ năm 15 tuổi, chị đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Tháng 5/1950, bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, giặc đày chị ra Côn Đảo và hành quyết. Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
 
Nữ tướng duy nhất của Việt Nam ở thế kỷ XX (ảnh 12)
http://www.hotel24h.com.vn
(ảnh 12)
Bà Nguyễn Thị Định vá áo cho chiến sĩ trong chiến khu đông nam bộ năm 1968.
Bà Nguyễn Thị Định (1920 - 1992), sinh ra tại tỉnh Bến Tre. Năm 1974 là Thiếu tướng, Phó tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, bà là nữ Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước đầu tiên của Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
 
Người sinh viên yêu nước can đảm (ảnh 13)
http://www.hotel24h.com.vn
(ảnh 13)
Đây là hình ảnh của người sinh viên yêu nước, chiến sĩ biệt động Võ Thị Thắng với “Nụ cười chiến thắng” nổi tiếng tại phiên tòa của Mỹ ngụy năm 1968.
Võ Thị Thắng trước 1975 là sinh viên Sài Gòn, tham gia đấu tranh biểu tình chống chính quyền bị bắt và bị kết án 20 năm tù. Khi bị kết án Võ Thị Thắng có nói một câu được cho là rất nổi tiếng đó là "...tôi chỉ sợ chính quyền của các ông không tồn tại nổi đến khi tôi mãn hạn tù". Khi Võ Thị Thắng bị dẫn giải về nhà lao, có nhà báo đã chụp được bức ảnh Võ Thị Thắng mỉm cười đứng giữa hai lính dẫn giải.

 

 Người từng vinh dự nhận được giải thưởng Kovalevskaia năm 2002.(ảnh 14)
http://www.hotel24h.com.vn
GS, TS NGND Ngô Kiều Nhi, người từng vinh dự nhận được giải thưởng Kovalevskaia năm 2002. (ảnh 14)

Phụ nữ nhận Huân chương mặt trời mọc của Nhật Bản (ảnh 15)
http://www.hotel24h.com.vn
(ảnh 15)
NSND Chu Thuý Quỳnh, Cánh chim không mỏi của làng múa Việt Nam. Người từng được nhận Huân chương mặt trời mọc của Nhật Bản cho những cống hiến không mỏi mệt trong việc tăng cường mối quan hệ hữu nghị Việt – Nhật. NSND Chu Thuý Quỳnh là người có vinh dự nhận được giải thưởng này sau nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải và nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan.

Phụ nữ đầu tiên giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên minh châu Âu và một số quốc gia khác: (ảnh 16)
http://www.hotel24h.com.vn
(Ảnh 16)
Bà Tôn Nữ Thị Ninh, Người từng giữ vị trí Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên minh châu Âu và một số quốc gia khác như: Bỉ, Hà Lan… Bà cũng từng là Phó chủ nhiệm uỷ ban đối ngoại Quốc hội Việt Nam đồng thời cũng từng giữ một vị trí quan trọng trong Uỷ ban Trung ương hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

 (ảnh 17)
http://www.hotel24h.com.vn
Anh hùng lao động Cù Thị Hậu, người từng giữ chức vụ Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (ảnh 17)

 
(ảnh 18)
www.hotel24h.com.vn
Anh hùng châu Á năm 2004 Phạm Thị Huệ. (ảnh 18)
 Người bệnh nhân HIV với những hoạt động không biết mỏi mệt trong phòng chống HIV, AIDS và giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ, chị vinh dự được tạp chí Time của Mỹ bình chọn là Anh hùng châu Á vào tháng 10/2004.
 
www.hotel24h.com.vn
(ảnh 19)
Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, nhà chính trị nổi tiếng của Việt Nam, người từng giữ vai trò Bộ trưởng bộ ngoại giao Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền nam Việt Nam, Trưởng phái đoàn Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam, tham gia Hội nghị 4 bên về hòa bình cho Việt Nam tại Paris trong giai đoạn 1968-1973. Bà là 1 trong những người đại diện các bên ký hiệp định Paris năm 1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút kí vào Hiệp định lịch sử này.
90 mùa thu qua, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ngày càng lớn mạnh, với nhiều phong trào thi đua yêu nước sâu sắc và các chương trình, đề án có hiệu quả, tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia vào tổ chức Hội, hướng dẫn phụ nữ phát huy truyền thống tốt đẹp phấn đấu rèn luyện phẩm chất “Tự tin – tự trọng – trung hậu - đảm đang”, xây dựng người phụ nữ Việt Nam yêu nước có tri thức, có sức khoẻ, càng năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng, tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
6A1 1
6A2 2
7B1 3
Xem chi tiết
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay10
  • Tháng hiện tại1,108
  • Tổng lượt truy cập244,115
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính